Thể loại | |
Độ tuổi | |
Loại | {{GeneralInfo.BookTypeName}} |
Ngôn ngữ | {{GeneralInfo.LanguagueName}} |
Hình thức | {{GeneralInfo.BookCoverTypeName}} |
Màu sắc | {{GeneralInfo.ColorName}} |
Chất liệu | {{GeneralInfo.MaterialName}} |
Phát hành | {{GeneralInfo.IssuerName}} |
NXB | {{GeneralInfo.PublisherName}} |
Tác giả | {{GeneralInfo.AuthorName}} |
Dịch giả | {{GeneralInfo.TranslatorName}} |
Phiên bản | {{GeneralInfo.IsLimitedName}} |
Kích thước | {{GeneralInfo.Size}} |
Khối lượng | {{GeneralInfo.Weight}} g |
Số trang | {{GeneralInfo.PageCount}} |
Thể loại | |
Độ tuổi | |
Loại | {{GeneralInfo.BookTypeName}} |
Ngôn ngữ | {{GeneralInfo.LanguagueName}} |
Hình thức | {{GeneralInfo.BookCoverTypeName}} |
Màu sắc | {{GeneralInfo.ColorName}} |
Chất liệu | {{GeneralInfo.MaterialName}} |
Phát hành | {{GeneralInfo.IssuerName}} |
NXB | {{GeneralInfo.PublisherName}} |
Tác giả | {{GeneralInfo.AuthorName}} |
Dịch giả | {{GeneralInfo.TranslatorName}} |
Phiên bản | {{GeneralInfo.IsLimitedName}} |
Kích thước | {{GeneralInfo.Size}} |
Khối lượng | {{GeneralInfo.Weight}} g |
Số trang | {{GeneralInfo.PageCount}} |
CHA MẸ LÀ NGƯỜI LÀM VƯỜN KHÔNG PHẢI LÀ THỢ MỘC
Một phóng viên có lần đã hỏi tôi có quan điểm như thế nào về cách dạy con khắc nghiệt kiểu truyền thống, ở đó cha mẹ không cần hiểu con cần gì, muốn gì, thích và không thích điều gì, họ chỉ muốn con làm theo ý mình, nếu làm không tốt sẽ bị mắng mỏ, trừng phạt.
Và đây là câu trả lời của tôi:
Chúng ta thường bị những thói quen và niềm tin dẫn dắt. Khi làm cha mẹ, vì không được dạy cần làm thế nào để giúp con cái phát triển tốt nhất nên chúng ta vẫn tiếp tục hành động theo thói quen và niềm tin. Thay vì đóng vai trò của người làm vườn, nhiều cha mẹ chọn làm thợ mộc.
Người làm vườn sẽ hiểu từng cái cây của mình và tạo mọi điều kiện (cung cấp đủ nước, dinh dưỡng và ánh sáng) để cây phát triển tốt nhất theo khả năng của nó. Còn người thợ mộc sẽ tìm cách đục đẽo khúc gỗ theo ý mình.
Tiếc là con người không phải là khúc gỗ nên những nỗ lực biến con thành “sản phẩm” theo ý mình thường không thành công, mà nếu có thì đứa con cũng khó mà hạnh phúc khi không được là chính mình.
Nếu cha mẹ muốn kết nối với con, muốn con phát triển lành mạnh và hạnh phúc, chúng ta cần làm tốt vài trò của mình ở từng giai đoạn phát triển khác nhau của con: làm cha mẹ khi con còn nhỏ và chuyển sang làm huấn luyện viên, người cố vấn, người bạn khi con lớn hơn.
Nếu muốn có kết quả khác, bạn phải làm khác đi
Khi được các ông bố bà mẹ nhắn tin, gửi email nhờ tôi tư vấn nên làm gì để những đứa con “lười học, ham chơi, nói dối, hỗn láo, vô trách nhiệm” của họ trở nên tốt hơn, tôi thường hỏi: “Bạn đã làm gì với con mà lại ra kết quả như thế?”
Và các câu trả lời có thể tóm tắt ngắn gọn như thế này, “Mỗi lần con phạm lỗi, bị điểm kém hay gây chuyện ở trường, tôi sẽ mắng phạt, nếu cứ mắc mãi một lỗi tôi sẽ đánh. Cứ bị đánh mắng thì con sẽ tiến bộ hơn một chút, nhưng vài hôm sau lại đâu vào đấy.”
Vậy là bạn cũng thấy rằng cách của mình không hiệu quả phải không? Nếu muốn có kết quả khác, bạn phải làm khác đi. Cụ thể là, hãy thay đổi cách đối xử với con mỗi khi con mắc lỗi hoặc “có vấn đề”. Bạn phải làm thế nào để con muốn học, muốn làm việc nhà, muốn hoàn thành tốt và vui vẻ, tự hào với những gì mình làm. Nếu con chỉ chịu làm, chịu học khi bị trừng phạt hay thúc giục có nghĩa là cách bạn huấn luyện con không ổn. Bạn giống như người ngồi trên lưng trâu, mỗi lần muốn trâu đi nhanh bạn phải quất vào mông nó, sau đó con trâu sẽ dần đi chậm lại và bạn phải liên tục lặp lại hành động quất roi.
Bạn có muốn và có thể làm như thế mãi không? Bạn có tin rằng cứ làm như vậy con mình sẽ tốt lên?
Nhiều người đã thay đổi cách đối xử với con, thay vì hà khắc, độc đoán, họ chọn cách trò chuyện để thấu hiểu con hơn, xây dựng lại mối quan hệ với con. Và họ đã thành công. Cha mẹ tốt cần trở thành người làm vườn, hướng tới sự phát triển của con chứ không phải chỉ chăm chăm tìm lỗi và trừng phạt. Như tôi đã nhiều lần chia sẻ, bạn không thể bắt một cái cây nở hoa hay ra trái, bạn chỉ có thể tạo điều kiện tốt nhất cho nó phát triển và tự nó sẽ đơm hoa kết quả.
Khi đi làm, hẳn bạn từng thấy nhiều tổ chức đặt ra quá nhiều quy định, quy trình, hệ thống đánh giá con người, chính sách thưởng phạt để đảm bảo mọi người trong tổ chức làm những việc họ phải làm. Hình phạt, hay còn gọi là “cây gậy”, có thể buộc nhân viên làm những việc mà quản lý muốn họ làm. Khen thưởng, hay còn gọi là “củ cà rốt”, cùng lắm cũng chỉ thúc đẩy mọi người ở mức hoàn thành công việc được giao.
Nhưng những người cảm thấy được đánh giá cao sẽ luôn làm nhiều hơn mong đợi. Nếu bạn đánh giá cao mọi người, tin rằng họ sẽ làm tốt nhất công việc của mình, trao cho họ những điều kiện tốt nhất, bạn sẽ thấy mọi người phát huy khả năng của mình và tổ chức phát triển tốt như thế nào.
Làm cha mẹ cũng vậy. Chúng tôi luôn tin tưởng và đánh giá cao các con mình. Có lẽ vì thế mà chúng tôi không làm nhiệm vụ của người quản lý truyền thống là ra lệnh, điều khiển, giám sát và theo dõi con cái. Có lẽ cũng vì thế mà mọi thứ cứ diễn ra tốt đẹp, và mọi người đều vui.
THẾ BÂY GIỜ MẸ MUỐN "CÁI GIỀ"?